Thực hiện Kế hoạch số 4770/KH-UBND ngày 27/6/2024 của UBND tỉnh Quảng Nam về Cải thiện, nâng cao Chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (SIPAS); Chỉ số Hiệu quả quản trị và Hành chính công (PAPI) năm 2024 và những năm tiếp theo; Quyết định 195/QĐ-UBND ngày 19/01/2024 của UBND huyện Nam Trà My về việc ban hành Kế hoạch công tác cải cách hành chính năm 2024
Nhằm cải thiện, nâng cao Chỉ số SIPAS, chỉ số PAPI trên địa bàn huyện Nam Trà My năm 2024 và những năm tiếp theo. Ủy ban nhân dân huyện Nam Trà My ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Xác định nhiệm vụ, giải pháp cụ thể của cơ quan, đơn vị để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản trị, điều hành và cung cấp dịch vụ công của cơ quan, đơn vị hành chính nhà nước trên địa bàn huyện; góp phần xây dựng nền hành chính dân chủ, minh bạch, hiệu lực, hiệu quả, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân.
- Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, địa phương; cán bộ, công chức, viên chức; phát huy sự tham gia của mọi tầng lớp Nhân dân vào trong nỗ lực cải thiện Chỉ sốSIPAS và Chỉ số PAPI năm 2024 và các năm tiếp theo của huyện.
- Khắc phục những nội dung, nội dung thành phần còn hạn chế đã được chỉ ra qua kết quả đánh giá Chỉ số SIPAS và Chỉ số PAPI tỉnh Quảng Nam năm 2023.
- Cải thiện, nâng cao sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp đối với sự phục vụ của các cơ quan hành chính Nhà nước.
2. Yêu cầu
- Kế hoạch được triển khai đồng bộ ở các cấp chính quyền; tập trung trọng điểm tại các xã trên địa bàn huyện. Quá trình thực hiện cần kết hợp chặt chẽ với việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của các cơ quan, ban, ngành, đơn vị sự nghiệp trên địa bàn huyện, UBND các xã và nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của các xã.
- Các cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện chịu trách nhiệm tổ chức kiểm tra về nghiệp vụ chuyên ngành theo lĩnh vực quản lý; tham mưu, kiến nghị UBND huyện chấn chỉnh kịp thời các sai phạm, thiếu sót về chuyên môn thuộc lĩnh vực phụ trách, quản lý.
- Gắn công tác kiểm tra việc thực hiện Kế hoạch này với kiểm tra thực thi công vụ và kiểm tra thực hiện Quy chế dân chủ theo từng nội dung, công việc cụ thể của các cấp chính quyền, nhất là cấp cơ sở; theo dõi, giám sát thường xuyên việc thực hiện các nội dung sau kiểm tra, xử lý trách nhiệm đối với các tổ chức, cá nhân sai phạm, không chủ động triển khai nhiệm vụ được giao hoặc né tránh, đùn đẩy trách nhiệm, chậm khắc phục các tồn tại, hạn chế đã chỉ ra.
- Việc thực hiện phải thực chất, hiệu quả; lấy kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao là một trong những tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ và bình xét thi đua, khen thưởng hàng năm của các tập thể, cá nhân liên quan.
II. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP
1. Đối với Chỉ số Chỉ số SIPAS
Các cơ quan, ban, ngành, đơn vị sự nghiệp trên địa bàn huyện, UBND các xã xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp tại Phụ lục I kèm theo.
2. Đối với Chỉ số PAPI
Các cơ quan, ban, ngành, đơn vị sự nghiệp trên địa bàn huyện, UBND các xã xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp tại Phụ lục II kèm theo.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Các cơ quan, đơn vị trên địan bàn huyện
- Người đứng đầu các cơ quan, ban, ngành, đơn vị sự nghiệp trên địa bàn huyện theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền quản lý chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND huyện trong việc thực hiện tổ chức các nhiệm vụ, giải pháp cải thiện Chỉ số SIPAS, Chỉ số PAPI năm 2024 và những năm tiếp theo.
- Định kỳ, báo cáo kết quả triển khai thực hiện các nội dung tại Kế hoạch này (lồng ghép trong báo cáo cải cách hành chính định kỳ) gửi phòng Nội vụ tổng hợp, báo cáo UBND huyện.
2. Phòng Nội vụ
- Phối hợp với các cơ quan, ban, ngành, đơn vị sự nghiệp trên địa bàn huyện, UBND xã có liên quan tham mưu Chủ tịch UBND huyện thực hiện nhiệm vụ cải thiện Chỉ số SIPAS, Chỉ số PAPI năm 2024, chú trọng kiểm tra đột xuất, chỉ đạo hoặc kiến nghị khắc phục các tồn tại có thời hạn cụ thể; tái kiểm tra việc khắc phục các tồn tại đối với các đơn vị đã được kiểm tra trước đây; chấn chỉnh kịp thời các sai phạm, thiếu sót trong thực thi nhiệm vụ, đặc biệt ở cấp chính quyền cơ sở.
- Tham mưu giúp UBND huyện kiểm tra, theo dõi, hướng dẫn, đôn đốc việc thực hiện Kế hoạch này của các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn huyện. Định kỳ tổng hợp, báo cáo UBND huyện kết quả thực hiện.
- Đưa nội dung kiểm tra việc tổ chức thực hiện các giải pháp nâng cao Chỉ số SIPAS, Chỉ số PAPI vào nội dung kiểm tra cải cách hành chính hằng năm.
2. Chủ tịch UBND các xã
- Trên cơ sở báo cáo phân tích Chỉ số PARINDEX, Chỉ số PAPI, SIPAS năm 2023, nghiên cứu xây dựng kế hoạch, giải pháp cụ thể để cải thiện các chỉ số cho địa phương mình.
- Chỉ đạo các ban ngành trên địa bàn xã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến nội dung, kết quả thực hiện Chỉ số SIPAS, Chỉ số PAPI hằng năm của huyện đến đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã và nhân dân trên địa bàn xã.
- Chú trọng xây dựng kế hoạch, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng cá nhân, bộ phận và tổ chức, thực hiện đầy đủ, bảo đảm thực chất, hiệu quả các nội dung thành phần của Chỉ số SIPAS, Chỉ số PAPI.
3. Văn phòng HĐND&UBND huyện
Tăng cường các giải pháp kiểm soát TTHC, thường xuyên kiểm tra, đôn đốc các cơ quan, đơn vị, UBND các xã thực hiện việc niêm yết công khai TTHC theo quy định; tiến hành kiểm tra, rà soát các TTHC để kiến nghị sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ các quy định không phù hợp với pháp luật do các cấp chính quyền ban hành. Chỉ đạo nâng cao chất lượng giải quyết TTHC tại Bộ phận Một cửa cấp huyện, cấp xã, gắn kết quả giải quyết TTHC cho người dân, tổ chức với việc đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.
4. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện và các tổ chức chính trị - xã hội
Phối hợp, thực hiện vai trò giám sát, phản biện xã hội góp phần nâng cao trách nhiệm giải trình của chính quyền cơ sở đối với người dân. Tăng cường các hoạt động giám sát của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các cấp, trong đó phát huy vai trò giám sát của nhân dân trong thực thi công vụ của chính quyền các cấp và trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng. Thực hiện tốt việc tổng hợp, nắm bắt tình hình nhân dân. Phối hợp tham mưu tổ chức đối thoại trực tiếp, nhằm giải quyết những khó khăn, vấn đề còn vướng mắc ngay từ cơ sở, địa bàn dân cư.
5. Phòng Văn hóa và Thông tin huyện
Chủ trì triển khai các nhiệm vụ, giải pháp nâng cao kết quả các tiêu chí, tiêu chí thành phần thuộc lĩnh vực phát triển Chính quyền điện tử, Chính quyền số trong các cơ quan nhà nước trên địa bàn huyện gắn với việc hoàn thành các mục tiêu đã đặt ra trong Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 12/4/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Quảng Nam về chuyển đổi số tỉnh đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030.
6. Trung tâm văn hóa Thể thao và truyền thanh - Truyền hình huyện
Phối hợp với và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức phổ biến Kế hoạch này gắn với công tác tuyên truyền về cải cách hành chính, chuyển đổi số năm 2024 nhằm tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về các Chỉ số SIPAS, Chỉ số PAPI đến người dân bằng tờ rơi, hình ảnh trực quan, sinh động, tạo sự đồng thuận trong xã hội và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của huyện.